Chuyển đến nội dung chính

VietCredit quyết liệt chống tội phạm lừa đảo tài chính

 VietCredit là một trong những tổ chức tín dụng luôn quyết liệt trong công tác phòng chống gian lận nhằm phát triển thị trường cho vay tiêu dùng lành mạnh.

Thời gian gần đây, số vụ lừa đảo trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tăng mạnh khiến nhiều người gặp rắc rối bỗng dưng không vay mà mắc nợ, còn công ty tài chính bị ảnh hưởng uy tín và thất thoát tài sản.

Thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi

Một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo tinh vi như lợi dụng sự chủ quan của người dân, đối tượng lừa đảo chiếm đoạt thông tin, làm giả giấy tờ CMND, hộ khẩu, bằng lái xe…đăng ký vay với tổ chức tín dụng; thay đổi hình ảnh trên giấy tờ tùy thân, mạo danh người khác để đi vay, chiếm đoạt tài sản của công ty tài chính; lừa đảo chiếm giữ thẻ, sim điện thoại của khách hàng, thực hiện giao dịch gian lận...

Bên cạnh đó, cũng xuất hiện trường hợp cán bộ nhân viên của một số công ty lợi dụng chức vụ, cố tình làm sai quy định của tổ chức, làm giả hồ sơ của khách hàng để chiếm đoạt tiền tiêu xài cá nhân...

Các thủ đoạn này đã khiến không ít người dân bất ngờ khi nhận được thông báo thanh toán khoản vay hoặc bị nợ xấu trong khi chưa từng vay vốn, gây nên những hiểu lầm đối với các tổ chức tín dụng hoạt động minh bạch.

Đại diện VietCredit chia sẻ: “Người dân bị kẻ gian lừa đảo gây ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm cá nhân, còn các công ty tài chính không chỉ bị tổn thất nghiêm trọng về thương hiệu mà còn bị thất thoát tài sản.”.

Kiên quyết đấu tranh chống tội phạm lừa đảo

Để hạn chế và ngăn chặn tội phạm lừa đảo, VietCredit luôn chủ động phối hợp với cơ quan điều tra, cung cấp nhiều thông tin quan trọng, là cơ sở để xác minh, triệt phá các đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Gần đây nhất, vào ngày 20-5, VietCredit đã phối hợp Công an Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai tổ chức bắt quả tang 2 đối tượng đang sử dụng giấy tờ tùy thân giả để làm hợp đồng mở thẻ vay. Trước đó, cuối năm 2020, VietCredit cũng phối hợp với Công an TP Thái Nguyên bắt quả tang đối tượng H.T.Tâm làm giả CMND để chiếm đoạt tài sản công ty. Các đối tượng sau đó đã bị tạm giữ để điều tra và xử lý.

Giấy tờ giả mạo do đối tượng sử dụng lừa đảo VietCredit

Đại diện VietCredit khẳng định công ty kiên quyết đấu tranh, không dung túng cho bất cứ sai phạm nào, kể cả đó là cán bộ nhân viên của công ty. Đơn cử, cuối năm 2019, VietCredit đã gửi đơn tố cáo đến Viện Kiểm sát và Cơ quan Cảnh sát điều tra quận Đống Đa, Hà Nội, trình báo về đối tượng N.T.Ngà (sinh năm 1984, Bắc Ninh) có hành vi làm giả hồ sơ, chiếm đoạt tài sản công ty. Sau thời gian xét xử, ngày 29-1, Tòa án quận Đống Đa, Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Ngà 36 tháng tù giam cho hành vi lừa đảo.

“Dù phải bỏ ra chi phí lớn hơn chi phí bị thiệt hại, VietCredit vẫn quyết tâm xử lý các đối tượng lừa đảo đến cùng”, đại diện VietCredit nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro, chống gian lận, VietCredit cũng luôn chú trọng hoàn thiện 3 vấn đề về con người, chính sách và công nghệ như không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên, chuyên gia về an toàn thông tin; điều chỉnh các quy định, quy trình chặt chẽ; ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn… trong hoạt động quản trị rủi ro.

Với phương châm “khách hàng là trọng tâm”, khi tiếp nhận thông tin khách hàng bị kẻ gian lừa đảo, VietCredit sẽ nhanh chóng điều tra xác minh, nếu khách hàng bị hại, VietCredit sẽ xóa khoản vay, điều chỉnh dư nợ tín dụng trên CIC cho khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng cũng cần thấu hiểu sự việc sẽ khó được giải quyết trong “một sớm một chiều” bởi doanh nghiệp cũng cần thời gian thực hiện theo quy trình của pháp luật.

VietCredit khuyến cáo người dân cần chủ động bảo vệ thông tin cá nhân, không cung cấp số CMND, hộ khẩu, mã PIN... cho người lạ dưới mọi hình thức. Đặc biệt, không nên lạm dụng vay nếu không cần thiết để tránh bị kẻ gian lợi dụng tâm lý cả tin, cần vay tiền, nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn do tác động của dịch COVID-19.

Theo Báo Pháp luật TP.HCM (14/6/2021)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngăn chặn tội phạm tín dụng đen online

Thời gian vừa qua, nhiều nhóm đối tượng hoạt động cho vay nặng lãi, "tín dụng đen" với nhiều thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh đã bị lực lượng công an triệt phá. Tuy nhiên, nắm bắt được nhu cầu cần vay tiền của người dân còn lớn, gần đây đã xuất hiện thủ đoạn cho vay tiền thông qua App (ứng dụng trên điện thoại di động thông minh).  Thực chất đây cũng là một loại "tín dụng đen" nhưng không hoạt động theo "truyền thống" là mở các trụ sở, công ty để cho người dân tới vay tiền mà hoạt động trên không gian mạng, giao dịch qua tài khoản và chỉ cần có kết nối in-tơ-nét là có thể sử dụng được.  Mới đây nhất, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Tu Long (28 tuổi), Yuan Deng Hui (27 tuổi, cùng quốc tịch Trung Quốc) mỗi bị cáo 18 tháng tù về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự". Ba đồng phạm người Việt Nam là Lâm Cẩm Quyền (30 tuổi, ngụ quận 5), Lài Thế Hùng (29 tuổi, ngụ quận Bình Tân), Chề Ngọc Trinh (25 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) mỗi bị cáo

Top 5 apps vay tiền online nhanh từ 2 tới 10 triệu lấy ngay trong ngày

Tìm hiểu đâu là ứng dụng vay trực tuyến tốt nhất để vay tiền từ 2 đến 10 triệu lấy ngay trong ngày hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé! Top 5+ ứng dụng vay tiền online tốt nhất hiện nay Vay tiền nhanh TAMO Chỉ cần nằm trong độ tuổi từ 22 đến 60, có nguồn thu nhập ổn định và cư trú hợp pháp trên các tỉnh thành Việt Nam, bạn đã đủ điều kiện vay tiền nhanh online qua ứng dụng vay tiền online TAMO.  Đúng như tên gọi, chỉ cần một cú click chuột, bạn đã có thể đăng ký vay vốn dễ dàng, nhận xét duyệt khoản vay chỉ sau 30 phút. Hạn mức vay 6 triệu trả góp đến 10 triệu đồng, lãi suất 20%/tháng.  VAY TIỀN ONLINE TAMO Ứng dụng vay tiền TAMO cung cấp 3 kênh hỗ trợ người vay từ xa, bao gồm hotline hoạt động 24/7, hòm thư điện tử nhận và trả thông tin không quá 24 tiếng và ứng dụng nhắn tin Zalo quen thuộc.  Theo đó, mọi khó khăn và thắc mắc trong quá trình vay vốn của bạn sẽ được giải đáp nhanh chóng, không gây ảnh hưởng đến quá trình giải ngân khoản vay. Vay tiền nhanh onlin

Lại về chuyện vay tiền qua app

Với số vay ban đầu chỉ 100 triệu, sau một vài tháng, chị P.N.H (Ba Đình, Hà Nội) đã phải gánh số nợ cả gốc lẫn lãi là 270 triệu. Con số đã trở nên quá lớn và không đủ khả năng chi trả, cả gia đình chị H. từ chồng, bố mẹ chồng, ngay đến cả đứa con trai lớn cũng bị khủng bố trên điện thoại để… đòi nợ. Suýt bỏ vợ vì vay qua... app  Vốn không phải là người giỏi tính toán, nhưng chị H. vẫn có nguyện vọng được kiếm tiền phụ giúp chồng, thêm thắt tiền để chi tiêu, mua sắm. Nghĩ thế nên chị H. đã giấu chồng, trộm điện thoại, chứng minh thư của chồng, bố mẹ chồng, con trai lớn… để thực hiện việc vay qua app. Nghĩ đơn giản, với 5 – 10 triệu/app thì số tiền sẽ không lớn và dễ trả, nên ban đầu chị H. vay chỉ 3, 4 app với số tiền 30, 40 triệu đồng.  Với lãi suất theo ngày, 400 nghìn/ngày/10 triệu đồng, ban đầu do không dùng hết số tiền đã vay chị H. dễ dàng trả được lãi của số tiền đã vay. Thế nhưng càng ngày, khi mà số tiền chị còn càng ít đi mà số lãi vẫn nguyên như ban đầu, chị mới tá hỏa xoay m