Chuyển đến nội dung chính

Lại về chuyện vay tiền qua app

Với số vay ban đầu chỉ 100 triệu, sau một vài tháng, chị P.N.H (Ba Đình, Hà Nội) đã phải gánh số nợ cả gốc lẫn lãi là 270 triệu. Con số đã trở nên quá lớn và không đủ khả năng chi trả, cả gia đình chị H. từ chồng, bố mẹ chồng, ngay đến cả đứa con trai lớn cũng bị khủng bố trên điện thoại để… đòi nợ.

Suýt bỏ vợ vì vay qua... app 

Vốn không phải là người giỏi tính toán, nhưng chị H. vẫn có nguyện vọng được kiếm tiền phụ giúp chồng, thêm thắt tiền để chi tiêu, mua sắm. Nghĩ thế nên chị H. đã giấu chồng, trộm điện thoại, chứng minh thư của chồng, bố mẹ chồng, con trai lớn… để thực hiện việc vay qua app. Nghĩ đơn giản, với 5 – 10 triệu/app thì số tiền sẽ không lớn và dễ trả, nên ban đầu chị H. vay chỉ 3, 4 app với số tiền 30, 40 triệu đồng. 
Với lãi suất theo ngày, 400 nghìn/ngày/10 triệu đồng, ban đầu do không dùng hết số tiền đã vay chị H. dễ dàng trả được lãi của số tiền đã vay. Thế nhưng càng ngày, khi mà số tiền chị còn càng ít đi mà số lãi vẫn nguyên như ban đầu, chị mới tá hỏa xoay mọi cách để kiếm tiền thanh toán lãi. Thời buổi khó khăn, kiếm được đồng tiền không dễ, vay mượn bạn bè cũng hạn chế, chị H. tiếp tục vay thêm vài app khác để có tiền trả lãi những app đã mượn ban đầu. Cứ vậy, cho đến khi chồng phát hiện thì chị H. đã thực hiện vay tới… 10 app. 
Anh N.N.K, chồng chị H. cho biết, ban đầu anh và gia đình không biết gì, cho đến khi cả nhà mới tá hỏa khi từ anh, bố mẹ anh, cho đến cả đứa con trai lớn đều nhận được những cuộc gọi đe dọa… đòi tiền. Truy mãi mới ra, số tiền đó hoàn toàn do chị H. giấu diếm mọi người vay mượn. 
“Con số ban đầu chỉ là 100 triệu, với số lãi 1 ngày phải trả là 4 triệu. Nếu 1 ngày không trả đủ lãi, số gốc ban đầu không còn là 100 triệu nữa mà sẽ là 104 triệu, lãi suất ngày hôm sau phải trả sẽ trên con số 104 triệu… Và số tiền gốc lãi cứ thế mà cộng dồn, mà nhân lên.” Anh K. nói. 
Từ con số 100 triệu ban đầu, đến lúc gia đình biết số tiền phải trả đã lên 270 triệu. “Bất nhân một cái, những người cho vay qua app không đơn giản chỉ đòi người vay, mà căn cứ vào số điện thoại và những số điện thoại đối chiếu khi khai app mà họ “nã”. Không lịch sự, nhã nhặn mà họ dùng đủ thứ lời chợ búa, đe dọa, sỉ nhục với mọi người trong gia đình tôi. Ác hơn, họ còn ghép ảnh với những lời đại loại như “lừa đảo”, “chiếm đoạt tài sản”… rồi gửi cho mọi bạn bè, người thân của tôi.” Anh K. cho biết.
Ngay sau khi biết chuyện, vì quá giận anh K. đã đuổi chị H. về nhà bố mẹ đẻ, tuy nhiên vì thương con, ngay sau đó anh lại đón chị về. “Lương công chức ba cọc ba đồng, bỗng dưng ôm một đống nợ. Nếu không vì mấy đứa con chắc tôi không thể sống được vì uất ức.” Anh nói. 
Câu chuyện của gia đình anh K. không phải chuyện duy nhất, cũng chưa phải câu chuyện buồn nhất liên quan đến việc vay qua app. Trong năm 2020, có ít nhất 3 vụ việc đau lòng liên quan đến vấn đề này. Đơn cử, tháng 5-2020, một giảng viên cao đẳng tại Cần Thơ tự tử do vay tiền qua app, cũng trong tháng này một phụ nữ tại Tiền Giang tự từ vì vay 8 triệu đồng qua app; tháng 7-2020, một người đàn ông tại Thành phố Hồ Chí Minh tự tự do bị áp tín dụng truy sát…


Vay qua app là một cái bẫy 

Lý giải về việc vay qua app mặc dù lãi suất rất “khủng”, nhưng vẫn có nhiều người lún vào vấn nạn này, các chuyên gia cho rằng, bởi việc vay qua app rất nhanh và đơn giản. Theo đó, về thủ tục thì chỉ cần gõ từ khóa “vay trực tuyến” hoặc “vay qua app” thì lập tức sẽ hiện lên hàng loạt các địa chỉ cho vay. Đặc điểm của loại hình cho vay này là đơn giản, nhanh chóng, không cần gặp mặt và không cần thế chấp tài sản. 
Người vay chỉ cần gửi ảnh chụp khuôn mặt, chụp chứng minh thư nhân dân, cung cấp số tài khoản ngân hàng và đặc biệt là phải chấp thuận điều kiện là cho các app này được truy cập vào danh bạ điện thoại.
Khi người vay chấp thuận các điều kiện này thì chỉ sau 10 phút tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của người vay. 
Đặc điểm của loại hình cho vay này là số tiền cho vay nhỏ và thời gian cho vay ngắn, khoảng một tuần. Tuy nhiên trên thực tế, người vay chỉ nhận được 2/3 số tiền trên hợp đồng vay, 1/3 còn lại người vay giữ để trừ vào tiền lãi và tiền phí các loại dịch vụ. 
Hết một tuần, nếu người vay không trả được nợ thì nhân viên của các app sẽ tiếp tục giới thiệu các app mới để người vay tiếp tục vay của app sau để trả cho app trước. 
Với kiểu vay này, trên thực tế đã có hàng chục nghìn người dính bẫy tín dụng đen kiểu này với số nợ lên đến hàng trăm triệu đồng, mặc dù ban đầu chỉ vay vài triệu để tiêu dùng. Như tình huống chị H. là một ví dụ. 
Nói về vấn đề này, theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho biết, các đối tượng đứng sau loại hình này tương đối hiểu rõ luật, nên có rất nhiều cách để “lách luật”. 
Theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật Hình sự, một trong những yếu tố cấu thành của Tội cho vay nặng lãi đó là phải vượt mức trần mà lãi suất pháp luật quy định. Tuy nhiên với cách vay qua app, lãi suất luôn để ở dưới mức trần pháp luật quy định, còn lại là dồn vào tiền phí và tiền phạt vi phạm. 
Để giải quyết vấn nạn này, theo ý bà Thủy ngoài việc kiến nghị Bộ Công an thông tin đầy đủ các phương thức, thủ đoạn của tội phạm này để người dân chủ động phòng, tránh, nên chăng Ngân hàng nhà nước nghiên cứu để có các khoản vay nhỏ, với thủ tục xét duyệt vay nhanh chóng, thuận lợi để giúp cho những người dân có nhu cầu tiếp cận được với các khoản tín dụng này.
Theo Báo PL&XH (11/3/2021)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngăn chặn tội phạm tín dụng đen online

Thời gian vừa qua, nhiều nhóm đối tượng hoạt động cho vay nặng lãi, "tín dụng đen" với nhiều thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh đã bị lực lượng công an triệt phá. Tuy nhiên, nắm bắt được nhu cầu cần vay tiền của người dân còn lớn, gần đây đã xuất hiện thủ đoạn cho vay tiền thông qua App (ứng dụng trên điện thoại di động thông minh).  Thực chất đây cũng là một loại "tín dụng đen" nhưng không hoạt động theo "truyền thống" là mở các trụ sở, công ty để cho người dân tới vay tiền mà hoạt động trên không gian mạng, giao dịch qua tài khoản và chỉ cần có kết nối in-tơ-nét là có thể sử dụng được.  Mới đây nhất, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Tu Long (28 tuổi), Yuan Deng Hui (27 tuổi, cùng quốc tịch Trung Quốc) mỗi bị cáo 18 tháng tù về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự". Ba đồng phạm người Việt Nam là Lâm Cẩm Quyền (30 tuổi, ngụ quận 5), Lài Thế Hùng (29 tuổi, ngụ quận Bình Tân), Chề Ngọc Trinh (25 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) mỗi bị cáo

Top 5 apps vay tiền online nhanh từ 2 tới 10 triệu lấy ngay trong ngày

Tìm hiểu đâu là ứng dụng vay trực tuyến tốt nhất để vay tiền từ 2 đến 10 triệu lấy ngay trong ngày hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé! Top 5+ ứng dụng vay tiền online tốt nhất hiện nay Vay tiền nhanh TAMO Chỉ cần nằm trong độ tuổi từ 22 đến 60, có nguồn thu nhập ổn định và cư trú hợp pháp trên các tỉnh thành Việt Nam, bạn đã đủ điều kiện vay tiền nhanh online qua ứng dụng vay tiền online TAMO.  Đúng như tên gọi, chỉ cần một cú click chuột, bạn đã có thể đăng ký vay vốn dễ dàng, nhận xét duyệt khoản vay chỉ sau 30 phút. Hạn mức vay 6 triệu trả góp đến 10 triệu đồng, lãi suất 20%/tháng.  VAY TIỀN ONLINE TAMO Ứng dụng vay tiền TAMO cung cấp 3 kênh hỗ trợ người vay từ xa, bao gồm hotline hoạt động 24/7, hòm thư điện tử nhận và trả thông tin không quá 24 tiếng và ứng dụng nhắn tin Zalo quen thuộc.  Theo đó, mọi khó khăn và thắc mắc trong quá trình vay vốn của bạn sẽ được giải đáp nhanh chóng, không gây ảnh hưởng đến quá trình giải ngân khoản vay. Vay tiền nhanh onlin

VietCredit quyết liệt chống tội phạm lừa đảo tài chính

 VietCredit là một trong những tổ chức tín dụng luôn quyết liệt trong công tác phòng chống gian lận nhằm phát triển thị trường cho vay tiêu dùng lành mạnh. Thời gian gần đây, số vụ lừa đảo trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tăng mạnh khiến nhiều người gặp rắc rối bỗng dưng không vay mà mắc nợ, còn công ty tài chính bị ảnh hưởng uy tín và thất thoát tài sản. Thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi Một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo tinh vi như lợi dụng sự chủ quan của người dân, đối tượng lừa đảo chiếm đoạt thông tin, làm giả giấy tờ CMND, hộ khẩu, bằng lái xe…đăng ký vay với tổ chức tín dụng; thay đổi hình ảnh trên giấy tờ tùy thân, mạo danh người khác để đi vay, chiếm đoạt tài sản của công ty tài chính; lừa đảo chiếm giữ thẻ, sim điện thoại của khách hàng, thực hiện giao dịch gian lận... Bên cạnh đó, cũng xuất hiện trường hợp cán bộ nhân viên của một số công ty lợi dụng chức vụ, cố tình làm sai quy định của tổ chức, làm giả hồ sơ của khách hàng để chiếm đoạt tiền tiêu xài cá nhân... C